Tài liệu liên quan Thư_Ngọc_Hầu

Phủ thờ Nguyễn Tộc

Phủ thờ Nguyễn tộc.

Phủ thờ Nguyễn Tộc, gọi tắt là Phủ thờ hay còn gọi là Dinh Ba Quan Thưởng đẳng- Nguyễn Tộc, ban đầu chỉ là một mái nhà bằng cây lá. Năm 1909, được xây dựng lại theo kiến trúc cổ, trên nền rộng, đối diện với nhà lồng chợ Phủ Thờ và kề bên sông Tiền. Tuy trải qua nhiều năm tháng, nhưng nhờ sườn nhà được làm bằng cây gỗ quý nên đến nay (2008), hầu hết các cột, kèo, xuyên, trính...đều chưa hư hỏng. Các công trình chạm, lộng gỗ và các vật dụng trưng bày như khánh, biển, liễn thờ, đồ minh khí, một số đầu tứ linh bằng gốm sứ hãy còn khá tốt và đầy đủ.Bên trong Phủ thờ có bảy bàn thờ, gian giữa là bàn thờ chính thờ ông Thư, có tàn lọng, minh khí và vài tấm biển thờ, trong số đó có tấm biển thờ lớn ghi ba chữ Hán "Bắc Đẩu Quang" sơn son thiếp vàng...

Hiện chưa rõ ông Thư và hai em đã tử trận cùng đêm với Võ Di Nguy hay không (tướng Nguy chết vào đêm 27 tháng 2 năm 1801), nhưng hàng năm vào các ngày 25, 26 và 27 tháng 6 âm lịch, có đến hàng ngàn người tụ hội về Phủ thờ Nguyễn tộc tham gia lễ giỗ các ông với đầy đủ nghi lễ cổ truyền, sau đó là các màn trình diễn, vui chơi giải trí như là hát bội, rước sắc từ Cao Lãnh về, múa lân cùng với các trò chơi dân gian...

Phủ thờ Nguyễn Tộc được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo do quyết định số 1473/QĐ.UB ký ngày 5 tháng 9 năm 2001.

Trích Lịch sử An Giang

Nhà văn Sơn Nam (1926-2008) khi đến thăm Phủ thờ và Lăng Ba Quan Thượng Đẳng, đã viết:

Ở cù lao Giêng, du khách không khỏi ngạc nhiên khi nghe một địa danh độc đáo: Bến đò Phủ Thờ [5]. Phủ là ngôi nhà thờ lớn (phủ đường) dành thờ cúng, làm lễ giỗ cho kiếng họ (cánh họ). Đây là họ Nguyễn, từ Bình Định vào...gia phả ghi chép khá đầy đủ. Kiếng họ nầy có thể nói là đến lập nghiệp đầu tiên trong vùng, thoạt tiên khẩn đất ở Mỹ Luông (bờ sông Tiền, đối diện Phủ Thờ), rồi mạo hiểm qua vùng cù lao Giêng cất chùa, đánh cọp, phá rừng, học võ nghệ với một thầy từ Huế vào. Phía sau ruộng hãy còn phần mộ của ba anh em, từng theo binh nghiệp, trên mỗi nấm mộ đắp phù điêu riêng [6].Phủ thờ trùng tu nhiều lần, bên trong có bao lam, liễn đối, chạm trổ khá tinh vi. Hàng năm con cháu trong dòng họ tụ về cúng giỗ với nét riêng biệt, dấu ấn của miền Trung: cúng heo sống tái lụi, học trò lễ là phụ nữ. Trước Phủ có võ ca khá rộng để diễn tuồng hát bội lừng danh, tuồng San Hậu[7]...[8]